Hôm nay, ngày 1/8, Bộ TT&TT đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone.
Bộ TT&TT cho biết, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Y tế về việc triển khai ứng dụng Bluezone trên phạm vi toàn quốc để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ đã xác định 10 biện pháp tuyên truyền để triển khai.
Cụ thể, các cơ quan nhà nước cần vận động tuyên truyền phòng dịch, yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu có điện thoại thông minh thì phải cài đặt Bluezone. Cơ quan, đơn vị cử người ghi nhận các hoạt động ra vào trụ sở, yêu cầu mọi người đến làm việc biết, cài đặt và chạy ứng dụng.
Chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đi từng nhà phát tờ rơi tuyên truyền hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ phát động phong trào cài đặt và hỗ trợ người dân cài Bluezone.
Các cơ sở đào tạo yêu cầu học sinh, sinh viên có điện thoại di động thông minh cài đặt cho mình và cho người thân.
Cùng với đó, các địa phương cần hiển thị thông báo đề nghị cài đặt Bluezone và thông tin hướng dẫn cài đặt trên các kênh Wi-Fi công cộng, bến tàu xe, sân bay, bến cảng, phương tiện giao thông vận tải. Khách du lịch đến địa bàn cần nhận được ngay thông báo cài đặt Bluezone trên điện thoại.
Các nhà hàng, khách sạn, tổ chức, doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh, thành phố cần phổ biến, khuyến nghị khách hàng cài Bluezone khi sử dụng dịch vụ hoặc ra vào trụ sở.
Các địa phương cũng cần triển khai nhắn tin trên Zalo và SMS cho người dân đề nghị cài đặt Bluezone và định kỳ nhắc lại. Tổ chức đưa tin và định kỳ nhắc lại trên các phương tiện truyền hình, phát thanh, các báo của địa phương.
Đồng thời, triển khai tuyên truyền đến người dân trên địa bàn thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, phường) và định kỳ nhắc lại. Triển khai hình ảnh tuyên truyền bản in và dán nơi công cộng, điểm đông người. Bản điện tử chiếu ở các bảng điện tử trong thang máy và các địa điểm công cộng.
Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp cùng các Sở, ban, ngành trực thuộc triển khai đồng loạt 10 biện pháp nêu trên bắt đầu từ ngày 1/8/2020.
Ứng dụng Bluezone được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, Bluezone cảnh báo nếu người dùng đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.
Khi người dùng cài đặt Bluezone, nếu có một ca nhiễm bệnh, người dùng chỉ cần vào ứng dụng là có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả càng cao.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến sáng ngày 31/7/2020, ứng dụng Bluezone đã có gần 1,2 triệu lượt cài đặt. Thông tin chi tiết về ứng dụng Bluezone và các tài liệu tuyên truyền, các địa phương và người dùng có thể tìm hiểu trên trang https://www.bluezone.gov.vn.
Vân Anh
Sau 4 ngày đẩy mạnh triển khai ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone để hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19, số lượt cài đặt ứng dụng này đã tăng từ 200.000 lượt lên trên 1,1 triệu.
" alt=""/>Vận động người dân cả nước cài đặt ứng dụng Bluezone giúp cảnh báo lây nhiễm CovidPGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.
“Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu ý.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng |
Uống thuốc hạ sốt quá sớm
BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.
Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước
Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Lạm dụng thuốc động kinh
Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao bị co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.
PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.
Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.
"Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh.
Với trẻ co giật, thói quen của hầu hết các cha mẹ là dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.
![]() |
Khi co giật, nên để trẻ nằm nghiêng, thẳng đầu để tránh sặc đờm, dãi |
Tuy nhiên, qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế. Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.
Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.
Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.
“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng lưu ý.
Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.
Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.
Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.
Tự chia liều nhét hậu môn
Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.
Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.
Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.
Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.
Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt
Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...
![]() |
Các phương pháp chườm lạnh không có ý nghĩa trong hạ sốt |
Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.
Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.
Lưu ý:Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Bệnh nhân sốt liên tiếp gần 3 tháng không khỏi, khi đến viện các bác sĩ phát hiện van tim đã bị mục nát, cơ tim nhiều ổ áp xe.
" alt=""/>TS Nhi khoa: Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không làm 5 điều sau